Công nghệ xe là yếu tố giúp các hãng sản xuất níu kéo người mua. Chính vì thế, mỗi năm trôi quá, các hãng xe đều cố gắng có cải tiến mới. Vì vậy, những mẫu xe trong thế kỷ 21 hiện đại này sẽ có những tiêu chí công nghệ cơ bản nhất. Đây chắc chắn là những tiêu chí chung mà thị trường xe cần đáp ứng trong tương lai. Vậy trong thế kỉ 21, tiêu chuẩn công nghệ cho xe hơi là gì? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách chi tiết nhất.
Nói về công nghệ, nó là khái niệm khiến người ta liên tưởng đến những thứ giúp đơn giản hóa và làm thỏa mãn cuộc sống con người. Do đó, các công nghệ mà xe hơi cần có cũng phải giúp tạo sự thoải mái cho người dùng. Đây có thể là công nghệ về độ an toàn, hay để giải trí, chế độ lái xe,…Những tiêu chuẩn công nghệ mà chúng tôi sắp giớ thiệu sau đây hoàn toàn đáp ứng vấn đề này. Học đọc kỹ để sớm chọn ra chiếc xe ưng ý với bạn nhé.
Mục lục
Hệ thống điều khiển ACC
Điều khiển hành trình, hay ga tự động, đã phổ biến trên nhiều xe hơi, ngay cả ở Việt Nam. Còn điều khiển hành trình thích ứng, Adaptive Cruise Control (ACC), là một bước tiến xa hơn. Nó giúp công việc lái xe trở nên an nhàn và thoải mái hơn trong các hành trình dài. ACC sử dụng radar để dò tìm và phát hiện các chướng ngại vật phía trước. Trong trường hợp phát hiện thấy vật cản, hệ thống tự điều chỉnh tốc độ của xe về mức hợp lý (không cần người lái tác động). Nó cũng tiếp tục duy trì khoảng cách an toàn với những chiếc xe khác.
ACC giúp lái xe giảm thiểu tối đa các va chạm trên đường. Đồng thời, ACC cũng hứa hẹn sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu cho tình trạng ùn tắc giao thông. Ngoài ra, đây là một trong những công nghệ quan trọng. Nó thực sự không thể thiếu của bất kỳ thế hệ xe ôtô thông minh tương lai nào. Dự đoán, đến năm 2017, chỉ riêng tại thị trường Mỹ sẽ có khoảng 6,9 triệu xe ôtô mới được tích hợp sẵn ACC.
Màn hình cảm ứng lớn, đẹp
Cùng với việc tạo nên bước đột phá mới cho ngành công nghệ cao, màn hình cảm ứng cũng dần len lỏi vào ngành công nghiệp xe hơi. Nó dần thay thế các phím cơ quen thuộc. Hơn nữa, hiện nay có thế ngày càng to ra về mặt kích thước của những chiếc smartphone. Do đó, những màn hình điều khiển cảm ứng cỡ lớn thay thế toàn bộ các phím cứng cũng dần trở thành tiêu chuẩn của thế hệ xe hơi tương lai.
Tại Triển lãm ôtô quốc tế Geneva (Thụy Sĩ) đầu tháng 3/2014, hãng xe hơi châu Âu Volvo đã ra mắt mẫu Concept Estate. Nó được đánh giá là một trong những mẫu xe đẹp nhất tại triển lãm này. Điểm nhấn nổi bật của Volvo Concept Estate là màn hình cảm ứng cỡ lớn. Độ lớn màn hình tương đương một chiếc tablet. Nó cũng có những tính năng đầy đủ, với các động tác vuốt, kéo, xòe và chụm các ngón tay… Trước đó, các xe điện Tesla đã sử dụng loại màn hình cỡ lớn này. Audi gần đây có kế hoạch chế tạo loại máy tính bảng riêng cho các xe của hãng.
Chế độ tự ngắt động cơ
Trước đây đã có vụ bê bối thu hồi khoảng 10 triệu xe dính lỗi tăng tốc đột ngột trên phạm vi toàn cầu của Toyota hồi năm 2009-2010. Sau đó, một loạt các hãng xe lớn trên thế giới như GM, Honda, Nissan, Hyundai… đã tự nguyện lắp đặt hệ thống tự động ngắt động cơ (brake override) Họ không muốn mắc sai lầm tương tự. Đặc biệt sau án phạt kỷ lục 1,2 tỷ USD vừa đạt được với Bộ Tư pháp Mỹ mới đây của Toyota nhằm chấm dứt cuộc điều tra hình sự đối với lỗi tăng tốc đột ngột gây chết người, chắc hẳn danh sách các hãng sản xuất xe ôtô trang bị hệ thống này cho các mẫu xe mới sẽ ngày càng dài hơn.
Tính năng chống tăng ga ngoài ý muốn hay còn gọi là bàn đạp thông minh. Đây là một hệ thống có thể tự ngắt động cơ khi phát hiện thấy cả chân phanh và chân ga đang đồng thời hoạt động. Nhờ đó nó ngăn chặn nguy cơ xe tăng tốc ngoài kiểm soát do kẹt chân ga. Hệ thống này được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối năm 1980. Nó giúp nâng cao hiệu suất và tính an toàn cho các dòng xe đua. Sau đó, công nghệ này chỉ thực sự trở nên phổ biến trong các mẫu ôtô thường sau bài học của Toyota.
Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước
Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước (forward collision alert) là một hệ thống an toàn trong xe hơi được thiết kế nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn do va chạm. Hệ thống này bao gồm một camera hoặc một radar được gắn ở phía trên kính chắn gió. Nó sẽ giám sát những xe di chuyển trên đoạn đường phía trước. Theo đó, radar có thể hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Nó sẽ đo lường trực tiếp được khoảng cách và tốc độ tương đối của chiếc xe ôtô đang chạy trước. Khi phát hiện nguy cơ cao xảy ra va chạm, hệ thống sẽ cung cấp những cảnh báo cho lái xe. Trong trường hợp khẩn cấp, tự tác động vào phanh để giảm tốc độ của xe.
Rõ ràng, với sự gia tăng các phương tiện giao thông như hiện nay, việc trang bị hệ thống cảnh báo va chạm phía trước là một trong những công nghệ rất cần thiết trong việc đảm bảo an toàn cho người lái xe. Mới đây nhất, mẫu xe Acura TLX đời 2015 của hãng xe hạng sang Honda vừa ra mắt tại Triển lãm ôtô Detroit. Nó cũng được trang bị công nghệ an toàn này nhằm thu hút khách hàng.
Hệ thống giám sát điểm mù: tiêu chuẩn công nghệ cần có
Một trong những nguyên nhân chủ yếu trong các vụ va chạm xe ôtô là việc lái xe không thể quan sát được tất cả xung quanh xe. Họ khó có thể quan sát khi xe lùi. Do đó, những công nghệ khắc phục “điểm mù” cho lái xe đang ngày càng được áp dụng. Một trong số đó là hệ thống giám sát điểm mù. Hệ thống này sử dụng radar để quét tất cả các hình ảnh xe cộ tham gia giao thông. Sau đó, nó phát tín hiệu cảnh báo cho lái xe về những nguy hiểm.
Mazda là hãng xe đầu tiên áp dụng hệ thống giám sát điểm mù. Ban đầu, công nghệ này chỉ được Mazda lắp đặt trên mẫu CX-9 Grand Touring đời 2008. Sau đó tích hợp sẵn công nghệ này cho một vài mẫu xe cao cấp của hãng. Tuy nhiên, hiện công nghệ này dần được sử dụng rộng rãi hơn trong các mẫu xe khác. Xe hạng trung của hãng như Mazda6 i Touring Plus 2013 hay Mazda3, CX-5 cũng được cài thêm hệ thống này.
Ngoài ra, Honda cũng lắp đặt công nghệ này cho tất cả các mẫu xe của hãng. Trong khi đó, các mẫu xe gần đây của Hyundai và Toyota cũng được trang bị chế độ này. Xe từ tầm trung đến cao cấp cũng được trang bị công nghệ an toàn này.
Nguồn: danhgiaxe.com