Posted on 1,208  

Thương hiệu xe Volvo được thành lập cách đây hơn 100 năm. Đã có thời điểm Volvo bán được hàng triệu xe trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chặng đường kinh doanh của công ty cũng phải trải qua nhiều lần thay đổi chủ sở hữu.

Trong những thập kỷ gần đây, ngành công nghiệp ô tô đang trải qua những biến động lớn; nhưng không phải ai cũng nhận thấy điều này; chẳng hạn như sáp nhập, chia tách, hợp tác, phá sản và các sự kiện khác. Khi mối quan hệ giữa các thương hiệu hiện nay ngày càng trở nên phức tạp; điều này dẫn đến việc nhiều hãng xe bị thâu tóm; và nhiều hãng xe trên thế giới hiện nay sở hữu nhiều thương hiệu ô tô. Đi theo quỹ đạo tương tự, nhà sản xuất xe hơi Volvo cũng đã trải qua thời kỳ khủng hoảng. Volvo được biết đến là một hãng xe hơi Thụy Điển; nhưng trên thực tế, thương hiệu này hiện thuộc về ai? Với quốc gia nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Giới thiệu về hãng xe Volvo

Volvo Car Group là một nhà sản xuất xe hơi kỳ cựu nổi tiếng. Ban đầu, Volvo là công ty con của Tập đoàn SKF. Công ty dẫn đầu toàn cầu trong ngành sản xuất ổ bi. Tên gọi Volvo được bắt nguồn từ tiếng latin nghĩa là “tôi lăn”. Tên gọi này có sự liên hệ mật thiết với ngành nghề của công ty mẹ.

Volvo đã thành lập hơn 90 năm và vươn mình trở thành một trong những thương hiệu ô tô hàng đầu trên thế giới. Xe hơi Volvo tập trung vào các hệ thống an toàn cho người sử dụng. Trong các dòng xe hiện nay, xe ô tô Volvo được đánh giá; có khả năng đảm bảo an toàn cao nhất. Vovo không tập trung vào thiết kế sang trọng, mạnh mẽ; như các dòng xe ô tô của Đức hoặc mạnh mẽ như xe hơi của Mỹ.

hãng xe Volvo

Chính vì lẽ đó, xe Volvo đã bị thất thế trong một thời gian trước các dòng xe nổi tiếng khác; như Mercedes-Benz hay BMW.

Trải qua nhiều cuộc đổi chủ ngoạn mục; Volvo hiện nay đã vượt qua được cơn “khủng hoảng kinh tế. Hiện nay, những chiếc xe Volvo đã sở hữu thiết kế đẹp mắt; và vẫn đảm bảo mức độ an toàn cao cho khách hàng.

Hành trình vươn ra thế giới của xe Volvo

Giai đoạn thăng trầm của xe Volvo

Trong các hãng xe trên thế giới; có thể nói Volvo Car là một trong những thương hiệu xe ô tô khá lận đận trong việc kinh doanh. Với tuổi đời 90 năm, định hướng của Volvo luôn hướng tới sự an toàn của người dùng. Nên Volvo cũng được đánh giá là mẫu xe an toàn nhất trong mọi phân khúc. Nhưng Volvo lại không được chú trọng trong mặt thiết kế; trong khi các dòng xe hơi cùng thời như Đức; thường được chú trọng vào mặt thiết kế sang trọng, mạnh mẽ, thể thao. Và đây cũng chính là lý do Volvo đã không thể trụ nổi; trước những “cơn bão” khủng hoảng kinh tế quét qua.

Giai đoạn thăng trầm của xe Volvo

Vốn là một thương hiệu xe mang phong cách Scandinavian đến từ Bắc Âu; đồng thời cũng là niềm tự hào của đất nước Thụy Điển. Vì sự tồn tại của thương hiệu; họ phải ngậm ngùi bán đi toàn bộ tài sản của mình cho Ford vào năm 1999; sau đó chuyến hành trình của Volvo đã dừng chân tại Trung Quốc vào năm 2010.

Bài học kinh nghiệm

Và sau mỗi cuộc hành trình, mọi thứ luôn phát triển theo chiều hướng đi lên; để có thể tiếp tục vững bước trong chuyến đi của mình; Volvo cũng vậy. Với sự cải tiến mạnh mẽ, Volvo không còn là những chiếc xe “cục mịch” như xưa; nó đã được lột xác về mọt mặt. Và bằng chứng của sự lột xác ấy chính là sự xuất hiện của Volvo; trong bảng xếp hạng những chiếc xe đẹp nhất, an toàn nhất được bình chọn; bởi người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Trên tất cả, Volvo không chỉ là thương hiệu riêng của Trung Quốc (Geely Group); mà nó còn là Thụy Điển. Những con dân Thụy Điển đang dần đầu tư; để lấy lại niềm tự hào của họ về chính quê hương mà nó được sinh ra.

Sự kiện thương hiệu xe Volvo về tay Ford

Năm 1999, Volvo Cars chính thức thuộc về tập đoàn Ford sau một thời gian hoạt động không hiệu quả. Và vào khoảng cuối năm 2006, thế giới đón nhận liên liếp những cơn bão khủng hoảng kinh tế lớn. Dẫn đến sự đóng băng của các thị trường bất động sản; các ngân hàng và thậm chí là sự sụp đổ của các tập đoàn lớn trên thế giới. Điển hình là sự phahs sản của tập đoàn Lehman Brothers Holdings; với khoản nợ lên tới 619 tỉ USD vào năm 2008.

xe Volvo về tay Ford

Và các nhà sản xuất xe hơi cũng không phải là ngoại lệ. Vào thời điểm nóng ấy, Ford cũng bị điêu đứng bởi sự đổ bộ của cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu; dẫn đến phải đóng cửa rất nhiều nhà máy, sa thải hàng triệu công nhân viên. Tới năm 2007, Ông Li – chủ tịch Geely Group đã ngỏ lời muốn mua lại thương hiệu Volvo.

Sự kiện Ford về tay Zheijang Geely Holding

Sau cuộc gặp mặt lần đầu tiên vào năm 2007, thương vụ mua lại thương hiệu Volvo của Geely Group; dường như đi vào bế tắc. Bởi CEO của Ford, ông Mullaly muốn cải tổ lại Volvo trước khi mang đi rao bán.

Khi hệ thống tín dụng bị tê liệt vào năm 2008; đồng thời các tổ chức tài chính cũng rơi vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”; và dần dần bị phá sản. Lại một lần nữa Ford rơi vào tình trạng nước sôi lửa bỏng. Cuối cùng Ford quyết định rao bán Volvo và một lần nữa Geely Group lại vào cuộc; đồng thời cũng là đối tác tiềm năng nhất của Ford.

Ford về tay Zheijang Geely Holding

Cuối cùng vào tháng 1/2010, ông Li đã chính thức đặt bút ký hợp đồng mua lại Volvo Cars tại Thụy Điển – quê hương của thương hiệu này với giá 1,8 tỉ USD. Mức giá chỉ bằng 1/3 mức giá mà Ford đã bỏ ra mua lại Volvo vào thời điểm 10 năm về trước.

Đồng thời, ông Li cam kết sẽ đầu tư 11 tỉ USD vào Volvo; để phát triển dòng sản phẩm mới. Và với lời hứa sẽ giữ nguyên tính độc lập, bản sắc cho thương hiệu xe hơi này”.

Cơ sở nhập khẩu, phân phối của xe Volvo ở đâu?

Với doanh số đang không ngừng tăng lên hằng năm trên thế giới theo bảng báo cáo bán hàng của Volvo gần đây, Trung Quốc luôn là một thị trường tiềm năng và phát triển rất mạnh của Volvo. Vì vậy, Volvo đã xây dựng nhà máy tại đây để phục vụ cho thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, Volvo còn có hai nhà máy tại Thụy Điển và Bỉ được xây dựng nhằm mục đích lặp ráp xe để phục vụ cho khách hàng ở các thị trường còn lại, trong đó có cả thị trường Việt Nam.

Nguồn: volvo-saigon.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *