Posted on 696  

Thế giới càng phát triển kéo theo đó là phương tiện giao thông càng xuất hiện đông đúc. Hằng năm, số người mất vì tai nạn giao thông rất nhiều. Vì vậy an toàn giao thông vẫn luôn là đề tài nóng hổi được nhiều người quan tâm. Để giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông nhất, các nhà sản xuất xe đã không ngừng thiết kế và cải tiến công nghệ xe. Tuy nhiên việc giảm thiểu tai nạn gia hiệu quả nhất vẫn là do ý thức cá nhân mỗi người.

Sắp tới đây, công nghệ phanh tự động sẽ phổ biến tại Việt Nam. Mặc dù trước đây phanh tự động đã từng bị lãng quên tại Việt Nam. Với tỉ lệ người mất ngày càng nhiều thì đây sẽ là tính năng cần thiết cho mọi người khi tham gia giao thông. Việc nghiên cứu ra những tính năng này góp phần rất lớn tạo ra một môi trường an toàn. Tuy nhiên tính năng này có thật sự hiệu quả như mong muốn không hay vẫn còn những hạn chế nhất định. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào việc tìm hiểu kĩ thông tin trên.

Phanh tự động là công nghệ cần thiết khi tham gia giao thông

Phanh tự động là công nghệ cần thiết khi tham gia giao thông

“Tôi không muốn nói rằng thị trường xe hơi ở Việt Nam đang bị cắt giảm những công nghệ an toàn tiên tiến trên thế giới, để tối ưu lợi nhuận. Nhưng có vẻ sự thật đang là như vậy”. Ý kiến trên được nêu bởi Tiến sỹ cơ khí ô tô Nguyễn Trọng Hiếu trong bài viết mới nhất của ông về những điểm khác biệt của công nghệ an toàn chủ động trên xe hơi ở thị trường thế giới và tại Việt Nam. Trong đó, phanh tự động khẩn cấp (AEB) là trang bị mà ông muốn nói đến.

Theo ông, AEB là một công nghệ quan trọng giúp giảm đáng kể các vụ tai nạn giao thông; đồng thời hỗ trợ cho tương lai xe tự lái.

Tính năng phanh tự động trên thị trường thế giới

Tính năng phanh tự động trên thị trường thế giới

Vào giữa tháng 2/2019, có hơn 40 quốc gia dẫn đầu bởi Nhật Bản và các nước thuộc Liên minh châu Âu EU đồng thuận quy định; những chiếc ô tô được bán ra từ năm 2020 bắt buộc phải có phanh tự động khẩn cấp. 

Trước đó, từ năm 2016, 20 nhà sản xuất ô tô đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Mỹ; về việc cung cấp hệ thống AEB cho người lái trên các phương tiện sản xuất mới; nhưng chưa mang tính bắt buộc.

Vậy nhưng, kể từ năm 2017, 4 trong số 20 hãng xe này; bao gồm: Tesla, Mercedes-Benz, Toyota và Volvo đã thực hiện trang bị phanh tự động khẩn cấp trên hơn một nửa số xe của họ. Cùng với đó, tại Nhật Bản, có hơn 4 triệu ô tô con và xe thương mại hạng nhẹ; phân phối trong năm 2018 đã được tích hợp công nghệ AEB. Hiển nhiên, hoạt động này đang ngày càng được nhân rộng và chính thức trở thành quy định bắt buộc vào năm 2020…

Việt Nam không chú trọng về phanh tự động trên xe

Việt Nam không chú trọng về phanh tự động trên xe

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trọng Hiếu cho rằng, công nghệ AEB đang bị bỏ quên tại Việt Nam. Mặc dù nước ta là quốc gia có con số tử vong do tai nạn giao thông hàng năm luôn ở mức báo động. Mới đây nhất, hàng loạt vụ ‘xe điên’ không kiểm soát được phương tiện đã gây ra những kết cục thương tâm khiến dư luận vô cùng bức xúc.

“Vậy nên chăng ngoài những biện pháp nâng cao ý thức của người điều khiển phương tiện; còn cần có những giải pháp kỹ thuật khác nhằm tăng tính an toàn của xe?”, vị tiến sỹ đặt ra vấn đề.

Trên thực tế, các dòng xe đang được bán ra ở nước ta thường sở hữu các công nghệ an toàn cơ bản như: Hệ thống phanh ABS, Hệ thống trợ lực phanh khẩn cấp BA, Túi khí… hay hiện đại hơn là: Cân bằng điện tử ESP; thứ đã được phổ cập từ rất lâu trên các mẫu xe ở nước ngoài. Còn các hệ thống an toàn khác như: Hệ thống cảnh báo va chạm trước; Phanh khẩn cấp tự động… vẫn còn là những thứ xa xỉ tại Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Trọng Hiếu, đây là điều đáng tiếc khi dường như tính năng này đang không được đánh giá đúng mức. Có không ít các mẫu xe có giá hơn 1 tỷ đồng; vốn có AEB là trang bị tiêu chuẩn ở thị trường nước ngoài thì vẫn không xuất hiện dưới dạng tùy chọn tại thị trường nước ta. Hoặc nếu có, khách hàng muốn trải nghiệm công nghệ AEB sẽ còn phải phụ thuộc vào kinh tế của mỗi người.

Hiệu qủa phanh tự động đem lại khi tham gia giao thông

Hiệu qủa phanh tự động đem lại khi tham gia giao thông

Sau cùng, vị Tiến sỹ cơ khí ô tô cho rằng: “Công nghệ sinh ra để phục vụ con người. Chiếc xe sinh ra là để đưa con người di chuyển từ nơi này sang nơi khác một cách an toàn nhất. Những công nghệ an toàn xứng đáng được ưu tiên hàng đầu; để mỗi lần ra đường không còn là một lần sợ hãi, dù bạn đi bằng phương tiện nào”.

Về cơ bản, hệ thống AEB có vai trò chính là phát hiện một vụ va chạm sắp xảy ra; từ đó tự động kích hoạt phanh nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa độ nghiêm trọng của một tai nạn. Tuy nhiên, liệu hiệu quả đạt được có như mong muốn trong mọi tình huống?

Ngày nay, các nhà ô tô không thể phủ nhận thực tế rằng công nghệ AEB hiện hành đều gặp phải điểm mù của nó. Trong sách hướng dẫn, thông tin này đã được lưu ý rõ ràng; và thậm chí hãng sản xuất cho biết sẽ miễn trừ mọi trách nhiệm pháp lý nếu hệ thống vận hành không như ý muốn.

Một số hạn chế

Một số hạn chế

Một trong những sự cố bất thường có thể xảy ra trên hệ thống phanh tự động khẩn cấp; ví dụ như: đối với Toyota Camry, AEB đôi khi không hoạt động khi xe đang đi trên cung đường dốc bị khuất tầm nhìn; hay khi không có đủ ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào các camera của AEB. 

Tương tự trên Subaru Impreza và Tesla Model S, AEB không còn nhạy bén trong điều kiện thời tiết hạn chế; cũng như tự động đưa ra phản ứng kịp thời khi có phương tiện khác bất ngờ tạt đầu xe. Và theo tin tức ô tô, đó là lý do Volvo đã thiết kế thêm tính năng Kiểm soát hành trình thích ứng ACC để hỗ trợ toàn diện hơn cho người lái.

AEB nói riêng và các công nghệ an toàn nói chung đều có chung mục đích ra đời; đó là giúp người lái tập trung xử lý tình huống chính xác hơn; nhưng chỉ mang tính hỗ trợ chứ không thể hoàn toàn lệ thuộc. Trong tương lai, hệ thống phanh tự động khẩn cấp dự đoán sẽ hoàn thiện hơn nhờ 2 phương diện; bao gồm trí thông minh nhân tạo và đa dạng lực phanh phù hợp các tình huống khác nhau.

Đồng thời, kỳ vọng AEB sẽ phổ biến hơn trên các dòng xe ô tô tại Việt Nam; mang đến cơ hội trải nghiệm lái xe an toàn cho người dùng.

Nguồn: oto.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *