Posted on 1,112  

Có rất nhiều người không xem trọng việc bảo dưỡng xe máy. Mua xe máy về xong thì đi miết và không bao giờ kiểm tra xe. Có người thì lâu lâu đem xe đi kiểm tra một lần. Tất cả những suy nghĩ như vậy đều gây hại cho chiếc xe. Xe máy với các phụ tùng của nó cần được bảo dưỡng định kì. Có thể bạn không biết bảo dưỡng xe máy cần rất nhiều công đoạn khác nhau. Bên ngoài việc biết khoảng thời gian kiểm tra cho từng bộ phận còn nên biết thêm kiến thức về bảo dưỡng tổng quát xe.

Việc biết thêm nhiều kiến thức về các công đoạn khi bảo dưỡng xe thật sự rất có ích. Bạn có thể biết xe mình đang trong tình trạng như thế nào. Ngoài ra còn có thể biết người ta đang làm gì với chiếc xe của mình. Chiếc xe là người bạn đồng hành lâu dài. Vì thế bạn nên đọc thêm một số thông tin dưới đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn. Đặc biệt trong việc bảo dưỡng xe.

Khuyến cáo bảo dưỡng xe

Để biết khi nào cần nên bảo dưỡng xe máy thì chuyên gia này khuyến cáo: “Để đảm bảo an toàn, khi xe đã chạy được 8.000 km hoặc 8 tháng, bạn nên mang xe đi bảo dưỡng. Khi xe đã chạy được từ 1.000 – 1.200 km, bạn nên thay dầu cho nó và khi xe chạy được từ 4.500 – 5.000 km, bạn mới cần thay nước mát trên xe”. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu khác để nhận biết. Bạn cần biết xem liệu đã tới lúc phải đưa xe tới “bệnh viện” hay chưa như. Khi xe chạy phát ra tiếng kêu cọt kẹt, tiếng máy nổ không êm, má phanh không “ăn” hoặc tay lái không chuẩn …Nếu xe của bạn có những dấu hiệu trên tức đã tới lúc bạn cần mang xe đi bảo dưỡng.

Khuyến cáo thời gian nên đem xe đi bảo hành

Thông thường, đại đa số các khách hàng đều chỉ biết yêu cầu nhân viên kĩ thuật tại các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa xe máy “khám” chế độ nhiên liệu, lốp, má phanh, nhông xích tải, cổ phốt, nạp điện, … trên xe. Hoặc trước tình trạng nhiều xe, đặc biệt là xe tay ga “bỗng dưng” cháy nổ như hiện nay, một số người còn cẩn thận yêu cầu người ta “khám” cả khoá xăng tự động lẫn đường ống dẫn xăng của xe.

Tuy nhiên để đảm bảo được chiếc xe được bảo dưỡng một cách hoàn hảo nhất thì cần phải trải qua 26 bước  mới chuẩn.

Phần đầu xe có 9 bước 

Cân hai vành, sơn chống gỉ hai vành, sơn chống gỉ gầm xe, bảo dưỡng cổ phuộc, bảo dưỡng giảm xóc trước, bảo dưỡng phanh trước, chỉnh còi, bảo dưỡng dây công tơ mét, bảo dưỡng tra dầu tay ga cũng như dây ga.

Các công đoạn kiểm tra đầu xe

Phần động cơ có 9 công đoạn

Bảo dưỡng chế hoà khí, xúc rửa bầu lọc khí, chỉnh chế độ nhiên liệu, vệ sinh bugi, căn chỉnh xúp páp, bảo dưỡng mô-tơ đề, điều chỉnh côn, đổ thêm nước nạp ắc quy, kiểm tra dầu máy.

Hệ thống truyền lực có ít nhất 8 công đoạn

Bảo dưỡng nhông xích tải, bảo dưỡng giảm xóc sau, bảo dưỡng phanh sau, tra mỡ trục càng sau, tán rút rive biển số chống rung, kiểm tra cần khởi động giàn để chân, xiết lại toàn bộ ốc trên hệ thống khung xe, và cuối cùng là rửa xe. Bên cạnh đó cần có kiến thức nếu xe bị ngập nước, chết máy khi đang lưu thông. Bạn cần phải mau chóng thay dầu và súc rửa lại máy ngay.

Hệ thống truyền lực xe

Nếu quý khách đang có nhu cầu bảo dưỡng lại chiếc xe máy của mình thì hãy liên hệ ngay trung tâm sửa xe máy chuyên nghiệp để được hỗ trợ tư vấn, bảo dưỡng nhanh chóng chất lượng và uy tín nhất nhé. Và việc biết đến những trung tâm uy tín cũng quyết định nhiều tới chất lượng bảo dưỡng. Ngoài ra còn một số lưu ý khi đem xe đi bảo dưỡng mà bạn nên lưu ý. Bạn không nên mang xe đi bảo dưỡng vào cuối tuần, giữ lấy phiếu bảo hành xe,… Còn rất nhiều lưu ý mà bạn cần chú tâm khi mang xe bảo dưỡng. Bạn có thể biết thêm những thông tin đó tại trang QKL của chúng tôi.

Nguồn: Hondaanhdung.info

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *